Trong thời gian đầu xây dựng và phát triển, rất nhiều startup đã mắc một sơ suất khá lớn, đó là quên đi sự tập trung triển khai các hoạt động xây dựng thương hiệu. Các nhà sáng lập trong buổi đầu chỉ tập trung vào phát triển sản phẩm. Điều đó dẫn đến thất bại trong việc định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng. Vậy tại sao thương hiệu đóng một vai trò lớn trong chiến lược marketing của doanh nghiệp đến vậy? Tại sao việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thực sự quan trọng đối với startup của bạn? Đây là một số lý do chính:
- Thương hiệu là khuôn mặt của doanh nghiệp. Nó cho thấy bạn là ai và đẳng cấp của doanh nghiệp bạn trên thị trường.
- Làm sản phẩm, công ty của bạn trở nên đáng nhớ và vượt xa đối thủ trong lòng khách hàng. Một thương hiệu giá trị cần phải làm cho tổ chức và sản phẩm của họ nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.
- Tạo dựng niềm tin. Một thương hiệu thành công là khi bạn làm cho khách hàng tin tưởng kể cả trước và sau khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.
- Tạo một hướng đi chung cho các hoạt động tiếp thị khác của startup. Concept về thương hiệu của bạn được thiết lập ngay từ đầu sẽ cung cấp cho bộ phận tiếp thị của công ty bạn một tư duy chung để thực hiện kế hoạch hành động (action plan).
Một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới
Tuy nhiên, bản chất của xây dựng thương hiệu là gì?
Hãy đọc những điều này trước khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của công ty bạn.
“Thương hiệu của bạn là trải nghiệm mà bạn cung cấp cho khách hàng. Toàn bộ bản chất của thương hiệu là sự kết nối giữa công ty và khách hàng, bạn học cách hiểu khách hàng và lý do họ yêu thích sản phẩm của bạn. Khi bạn hiểu khách hàng và hiểu điều gì thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm của bạn, bạn có thể tạo bộ nhận diện thương hiệu trực quan”. – Blog Hubspot –
Vì vậy, đã đến lúc nhà quản trị marketing phác thảo chiến lược xây dựng thương hiệu. Và một trong những điều đầu tiên cho quá trình này là thiết kế bộ nhân diện thương hiệu. Lưu ý rằng bất kể bạn đang làm việc với một agency hay tự mình làm, thì bạn vẫn phải tuân theo một vài quy tắc phổ biến. Hãy nhớ các quy tắc quan trọng bên dưới trước khi chúng ta đề cập đến “Các bước để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của bạn” trong phần tiếp theo của bài viết này.
Hãy chân thực
Bạn có thể hiểu là chân thực hoặc là trung thực, cả hai đều đúng. Tính chân thực (authenticity) được hiểu là đúng với tính cách và tinh thần của riêng mình. Nếu bạn muốn có được sự trung thành từ khách hàng mục tiêu của mình, đừng cố gắng hành động nhanh để thu hút sự chú ý của họ trước khi đối thủ cạnh tranh của bạn làm. Điều đó đôi khi dẫn đến việc bạn làm quá lên những thứ mà sản phẩm của bạn có thể giúp được khách hàng.
Xây dựng tính trung thực, chân thực của thương hiệu là một chiến lược dài hạn. Bạn phải xác định giá trị của bạn và xây dựng văn hóa công ty của bạn, sau đó hãy chứng minh các giá trị đó thông qua hành động. Hành động đáng giá hơn hàng nghìn lời nói. Đừng chỉ nói về thương hiệu của bạn, hãy làm những gì bạn có thể làm để giúp giải quyết vấn đề của khách hàng.
Hãy đơn giản
Đừng phức tạp hóa tất cả mọi thứ. Đừng cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc, điều này có thể làm cho quá trình xây dựng thương hiệu trở nên phức tạp hơn. Đó là sai lầm lớn trong xây dựng thương hiệu mà rất nhiều startup đã mắc phải.
Ví dụ: Khi bạn thiết kế các thông điệp cốt lõi của mình để đặt nó lên logo hoặc banner của công ty, đừng làm phức tạp nội dung, chỉ cần giải thích thương hiệu của bạn theo cách thực sự đơn giản. Khách hàng sẽ không có nhiều thời gian để cố gắng hiểu những gì bạn nói một cách nhanh nhất. Thông điệp đơn giản với một logo đơn giản sẽ dễ dàng đi vào tâm trí khách hàng của bạn, hơn là những thứ phức tạp mà bạn cố gắng thể hiện chúng nhiều nhất có thể.
Đảm bảo tính nhất quán
Để làm cho khách hàng có một sự kết nối sâu sắc với doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn, bạn nên làm cho họ cảm thấy có một sự nhất quán ở thương hiệu. Nó có thể được gọi là “concept” – cách mọi người nghĩ về thương hiệu đó.
Trong thực tế, sự nhất quán trong xây dựng thương hiệu sẽ dẫn đến sự nhất quán trong trải nghiệm khách hàng. Các điểm chạm thương hiệu của bạn cũng sẽ có tính nhất quán với nhau. Hãy tưởng tượng rằng các tin nhắn, thông điệp, email, quảng cáo, … thường được gửi cho khách hàng của bạn nhưng không có sự nhất quán giữa chúng, vậy thì khách hàng của bạn sẽ không có cùng trải nghiệm ở các thời điểm khác nhau. Điều này sẽ khó gây ấn tượng sâu sắc.
Thiết kế bộ nhận diện – Nguyên tắc cần nhớ
Vì vậy, để đảm bảo rằng doanh nghiệp startup của bạn tuân theo định nghĩa đúng về xây dựng thương hiệu và quy tắc vàng cho thương hiệu của công ty khởi nghiệp, một trong những bước đầu tiên cần làm là tạo ra thiết kế bộ nhận diện trực quan của thương hiệu. Dưới đây là các yếu tố chính để thiết kế bộ nhận diện đó theo nguyên tắc chân thực, đơn giản, nhất quán và hấp dẫn.
Các bước và yếu tố quan trọng trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho startup
1. Thiết lập thông điệp thương hiệu
Trong khi một tuyên bố về sứ mệnh của doanh nghiệp sẽ giúp bạn vạch ra một kế hoạch chung và nền tảng cho các hoạt động chiến lược của công ty, thì thông điệp chính là một tuyển bố chi tiết hơn và nó thường được sử dụng cho tất cả các giao tiếp bằng văn bản và nói, nó bổ trợ cho ý nghĩa của tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn của công ty. Một thông điệp chính đơn giản và dễ nhớ sẽ giúp bạn định vị thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng.
2. Tên thương hiệu
Tên doanh nghiệp không phải chỉ dùng để gọi. Đây là điểm chạm đầu tiên và có tác động lớn đến ấn tượng đầu tiên của khách hàng đối với thương hiệu của bạn. Tên thương hiệu nên có tính gợi, có ý nghĩa và dễ dàng chạm vào cảm xúc của khách hàng.
3. Một logo dễ nhớ
Cũng như tên của doanh nghiệp, logo sẽ đến với khách hàng trước, nhưng theo cách trực quan hơn. Đó là nền tảng của bộ nhận diện của công ty. Mọi lúc mọi nơi, thương hiệu của bạn xuất hiện trước mắt khách hàng, thì logo luôn đi kèm. Vì vậy, để hấp dẫn hơn thì logo của bạn phải đơn giản và dễ nhận biết. Hơn nữa, một thiết kế logo phải đủ linh hoạt để trông tuyệt vời trên cả biển quảng cáo lớn, hay nền tảng tiếp thị số như mạng xã hội. Các phông chữ, màu sắc và kích thước của logo phải được dứt khoát, tạo ấn tượng mạnh, và nhất quán, như đã nhắc đến.
4. Slogan
Trong thực tế, điều đầu tiên mà khách hàng của bạn quan tâm là những gì sản phẩm của bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề của họ. Thế nhưng nhiều nhà khởi nghiệp nghĩ rằng khẩu hiệu của họ phải nói thật nhiều về công ty và những gì họ làm. Đây là điều cần khắc phục trong xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.
Vì vậy, slogan của bạn nên tập trung vào vấn đề mà bạn có thể giải quyết cho khách hàng, và hãy mô tả chính xác những gì bạn sẽ làm và làm như thế nào để giải quyết chúng. Hãy nhớ rằng nó đơn giản, dễ hình dung và có thể vẽ ra tương lai cho khách hàng.
5. Chọn bảng màu chủ đạo & Typography chuyên nghiệp
Các chuyên gia thiết kế khuyên bạn chỉ nên sử dụng 1 đến 3 màu cơ bản. Những màu sắc này sẽ được trình bày trong tất cả các điểm chạm thương hiệu, phương tiện tiếp thị, tiếp cận khách hàng của bạn trực tiếp và luôn ở trong tâm trí của họ.
Chọn bảng màu chủ đạo
Typography là một phần quan trọng trong thiết kế. Khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, điều đặc biệt quan trọng trong việc định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng. Typography không chỉ là lựa chọn kiểu font, mà còn là sự kết hợp của các yếu tố typographic như kích thước font chữ, cách sắp xếp bố cục, sự phân cấp trong các dòng chữ, v.v… Và hãy nhớ quy tắc nhất quán, như đã đề cập ở phần nguyên tắc.
Một số font chữ chuyên nghiệp trên DesignBold
6. Điểm chạm thương hiệu (Touchpoints)
Điểm chạm thương hiệu là nơi bạn xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu của bạn. Chúng có thể là các kênh truyền thông xã hội, email, sự kiện online và offline, hội thảo trên web (webinar), v.v. Chúng là phương tiện để gửi thông điệp của bạn tới khách hàng và tương tác với họ.
Nói chung, thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu cho startup không phải là điều dễ dàng và nó là một chiến lược dài hạn. Điều này thực sự quan trọng và phải là một quá trình có phương pháp nếu bạn muốn thương hiệu của bạn tồn tại bền vững. Hãy nhớ các quy tắc vàng mà chúng tôi đã đề cập ở trên và các yếu tố chính để thiết kế bộ nhận diện cho thương hiệu của bạn. Ghé thăm Học viện DesignBold để tìm hiểu thêm về thiết kế và lấy cảm hứng thiết kế cho thương hiệu.
Nếu bạn không biết cách thiết kế logo theo cách nhanh nhất với giao diện chuyên nghiệp, hãy truy cập DesignBold để khám phá kho tàng các mẫu logo, layouts phong phú và dễ dàng tùy chỉnh theo cách của riêng bạn. Chỉ với thao tác kéo thả đơn giản trên công cụ DesignBold.