Thiết kế giao diện hiệu quả là yêu cầu cơ bản đối với đơn vị thiết kế web chuyên nghiệp. Thiết kế giao diện người dùng tốt sẽ mang lại kết quả bất ngờ về doanh thu và khả năng hiện diện của doanh nghiệp trên Internet.
Trước khi tiến hành thiết kế website doanh nghiệp hay website bán hàng, các cá nhân và doanh nghiệp đều nên đặt yếu tố trải nghiệm người dùng lên hàng ưu tiên, vì điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của website của bạn.
Để tối ưu website của mình, mời bạn tham khảo 10 mẹo thiết kế giao diện người dùng hiệu quả mới nhất năm 2018.
10 mẹo thiết kế giao diện người dùng hiệu quả 2018
1. Hiểu người dùng của bạn
Yếu tố đầu tiên trong các mẹo thiết kế giao diện người dùng đó là xác định những người dùng tiềm năng. Bạn cần nghiên cứu tất cả các dữ liệu nhân khẩu học mà ứng dụng phân tích của bạn có thể thực hiện và tổng hơp được từ người dùng, cũng như chính xác những gì họ cần, và các cách phù hợp để đáp ứng nhu cầu của những người dùng này.
Bạn có thể nghiên cứu các chỉ số của website hoặc tiến hành các cuộc khảo sát trực tiếp và trò chuyện với những người dùng tiềm năng. Hãy đào sâu hơn và tìm hiểu chi tiết những gì họ cần.
Các thông tin chi tiết bạn khám phá được từ việc phân tích dữ liệu và nói chuyện với người dùng sẽ giúp bạn đưa ra các lựa chọn và ý tưởng thiết kế giao diện phù hợp, đánh đúng mục tiêu của đối tượng người dùng tiềm năng của bạn.
2. Xác định cách mọi người sử dụng giao diện của bạn
Trước khi bạn thiết kế giao diện website của mình, bạn cần xác định cách mà mọi người sẽ sử dụng nó. Với tỷ lệ ngày càng tăng của các thiết bị sử dụng công nghệ cảm ứng và các thanh trượt, nút trượt, nhiều website hiện đại ngày nay cũng đã làm cho giao diện website của mình trở nên linh hoạt và tiện lợi hơn với các yếu tố liên quan này.
Ví dụ: Ứng dụng Tinder mang lại cho người dùng những trải nghiệm thú vị trong việc trò chuyện và kết bạn chỉ với thao tác lướt, vuốt màn hình và chạm để đọc hồ sơ của những người dùng khác.
Về phương diện sử dụng giao diện, bạn có thể hình dung rằng mọi người sử dụng trang web và ứng dụng nó theo hai cách: trực tiếp (bằng cách tương tác với một phần tử của sản phẩm) và gián tiếp (bằng cách tương tác với một phần tử bên ngoài sản phẩm).
Ví dụ về tương tác trực tiếp
- Nhấn nút button
- Thao tác vuốt
- Kéo thả một mục bằng ngón tay
Ví dụ về tương tác gián tiếp
- Nhấp chuột vào đường link, hình ảnh
- Thực hiện các lệnh bằng phím tắt
- Nhập biểu mẫu, form đăng ký…
3. Đưa vào các yếu tố mang tính chất phản hồi
Khi trải nghiệm giao diện người dùng của bạn và thực hiện các thao tác trên web, người dùng luôn có mong muốn sẽ nhận được những phản hồi và tương tác nhất định từ hệ thống của bạn.
Ví dụ: Khi người dùng rê chuột vào một thanh button hay đường link, bạn có thể thiết kế cho nút button nổi lên to hơn vị trí ban đầu hay cho đường link đổi màu khác – yếu tố chứng tỏ bạn sẵn sàng chào đón người dùng với những thông tin thú vị hơn ở trang tiếp theo.
Bên cạnh đó, tốc độ load, hiển thị trang cũng là một vấn đề đáng quan tâm khi người dùng khá quan trọng việc lướt web nhanh, tiện lợi, không bị gián đoạn hoặc chờ đợi lâu. Trong trường hợp khách hàng của bạn cần chờ 1 – 5 s để hệ thống xử lí (thường gặp ở các trang web có công cụ tìm kiếm, lọc bài viết, sản phẩm, hình ảnh), bạn có thể tối ưu bằng cách đưa vào đó các hình ảnh thể hiện tiến độ, tiến trình xử lý dữ liệu của trang web ví dụ như hình ảnh vòng tròn, thanh loading, hình ảnh đồng hồ… để phản hồi cho khách hàng biết rằng yêu cầu của họ đang được xử lý.
4. Suy nghĩ về kích thước và vị trí đặt các yếu tố trên website
Luật Fitts, một nguyên tắc cơ bản về sự tương tác giữa con người và máy tính (HCI), nói rằng:
“Thời gian để hoàn thành mục tiêu phụ thuộc vào khoảng cách của các chức năng và kích thước của mục tiêu đó.”
Nói cách khác khi áp dụng vào việc thiết kế giao diện người dùng: Các yếu tố gần hơn hoặc lớn hơn sẽ thu hút người dùng click chuột hoặc đặt con trỏ vào đó nhanh hơn.
Do đó, đối với các yếu tố quan trọng mà bạn muốn khách hàng click vào hay khám phá trên website của bạn, bạn có thể thiết kế với kích thước to hơn hoặc gần ở đầu trang / gần ở tay người dùng hơn để họ sẽ thực hiện đúng các mong muốn của bạn.
Ba trong số các yếu tố quan trọng và kích thước, cách đặt vị trí của chúng có thể kể đến là:
- Làm cho các nút và “mục tiêu nhấp chuột” (như biểu tượng, liên kết) đủ lớn để dễ dàng xem và nhấp vào.
- Làm cho các CTA hành động phổ biến nhất trở nên lớn hơn và nổi bật hơn.
- Đặt điều hướng (và các yếu tố tương tác phổ biến khác, như thanh tìm kiếm) trên các cạnh hoặc góc của màn hình.
5. Không bỏ qua các tiêu chuẩn cơ bản
Mặc dù yếu tố sáng tạo và độc đáo luôn được đề cao khi thiết kế các giao diện website, bạn cũng không nên bỏ qua các tiêu chuẩn và các quy tắc cơ bản không thể phá vỡ.
Bởi vì, khi phần đông người dùng đã quá quen với một kiểu trải nghiệm nào đó, việc bạn thay đổi sẽ giống như bắt họ phải học lại từ đầu cách sử dụng trang web của bạn và nó sẽ trở thành yếu tố bất tiện thay vì sáng tạo.
Quy tắc này giải thích lý do tại sao thanh menu của Google Documents có hầu hết các tùy chọn giống như Microsoft Word cũ (xem ảnh bên dưới).
Hay bạn có thể tham khảo một ví dụ khác đó chính là nút lưu trữ của Android.
6. Tham khảo và tin tưởng các nguồn dữ liệu sẵn có
Nếu bạn đang thực hiện các khảo sát và đo lường liên quan đến trải nghiệm người dùng, hãy tin tưởng vào các dữ liệu bạn thu thập được và tiến hành thiết kế dựa trên những yếu tố này.
Hãy thiết lập phân tích cho trang web của bạn và phân tích chúng thường xuyên để tối ưu giao diện liên tục. Có rất nhiều công cụ phân tích khác nhau, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng. Ví du, Google Analytics và/hoặc Mixpanel, tùy thuộc vào loại sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của bạn.
Mixpanel là công cụ thu thập dữ liệu dựa trên các hành động mà khách truy cập thực hiện trên trang web của bạn, trong khi Google Analytics hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp cho bạn thời gian phiên, nguồn lưu lượng truy cập…
7. Dự đoán trước các trường hợp xấu
Trong bất kì giải pháp nào cũng sẽ luôn có cơ hội và rủi ro. Và việc thiết kế giao diện website cũng vậy. Để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, bạn có thể cân nhắc các rủi ro mà một giao diện ban đầu có thể mang lại.
8. Làm cho giao diện của bạn dễ đọc
Hãy hạn chế số lượng thứ mà người dùng buộc phải nhớ để sử dụng giao diện của bạn. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách chia nhỏ các thông tin và thiết kế dạng dễ đọc hơn như phân thành các khối nhỏ, hiển thị dạng danh sách….
9. Tham khảo các giao diện web của các đơn vị cùng ngành
Để nâng cao trải nghiệm người dùng, giải pháp hữu hiệu đó là tham khảo website của đối thủ. Việc nghiên cứu và học hỏi những điểm tốt, hiệu quả cũng như các yếu tố chưa hoàn thiện của đối thủ sẽ giúp bạn dễ dàng lên danh sách, kế hoạch về các yếu tố cần tối ưu trên website của mình để mang lại trải nghiệm hiệu quả hơn cho người dùng.
Trên đây là những tips bạn không thể bỏ quả để tối ưu hóa giao diện website. Để tìm hiểu thêm những kiến thức về thiết kế, đồ họa hay digital marketing, hãy theo dõi và cập nhật Học Viện DesignBold nhé!